Sử dụng làm thực phẩm Chi Cà

Hầu hết các bộ phận của các loài thuộc chi Cà chứa độc tố đối với người (có thể không độc đối với động vật), đặc biệt là các phần màu xanh cũng như quả xanh. Tuy nhiên, nhiều loài lại cho quả, lá hoặc củ ăn được. Ba loài thuộc chi Cà được trồng, thu hoạch và tiêu thụ nhiều nhất ở quy mô toàn cầu gồm:

Trong đó, cà chua và khoai tây là hai trong số ba loài có "giá trị sản xuất"[3] (giá trị năng suất quy ra USD, tính trên thời gian canh tác) cao nhất. Theo thống kê năm 1984, cà chua có giá trị sản xuất đạt 25,30 USD/ha/ngày, đứng sau cải bắp đạt 27,50 USD/ha/ngày, xếp thứ ba là khoai tây với 12,60 USD/ha/ngày, cao hơn rất nhiều so với các loài đứng sau như khoai lang (6,70 USD/ha/ngày), lúa (3,40 USD/ha/ngày).[4]

Một số loài có giá trị kinh tế ở các khu vực trên thế giới, như S. aethiopicum, S. quitoense, S. torvum (cà dại hoa trắng), S. muricatum...

Như các loài khác trong chi, cà chua, khoai tây, và cà tím đều chứa độc tố trong lá và thân cây.[5][6] Có nhiều trường hợp dùng lá cà chua làm trà đã gây ra tử vong[7]. Trong khoai tây, vỏ khoai cũng chứa độc tố.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chi Cà http://books.google.com/?id=2ndDtX-RjYkC http://books.google.com/books?id=CpqzhHc072AC&pg=P... http://www.nytimes.com/2009/07/29/dining/29curi.ht... http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleUR... http://www.ars-grin.gov/cgi-bin/npgs/html/genus.pl... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3254248 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC325424... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15241887